Tuyệt chiêu để không bị hớ khi mua tủ lạnh cũ bạn cần đặc biêt lưu ý đến các vấn đề như thương hiệu, model máy, cánh cửa, chế độ bảo hành…
Với mức giá hấp dẫn chỉ từ 2 -5 triệu đồng, tủ lạnh cũ được xem là giải pháp tiết kiệm kinh tế của không ít gia đình. Song nếu không tinh mắt thì rất có thể mất tiền oan mà không được đồ ưng ý. Thậm chí, nó còn đắt hơn cả một chiếc tủ mới nếu thường xuyên phải sửa chữa, bảo dưỡng.
Không khó để mua tủ lạnh cũ chất lượng
Để tránh mua phải đống sắt vụn khi chọn đồ cũ đăc biệt là tủ lạnh, bạn cần đặc biệt lưu ý các vấn đề như thương hiệu, đời máy, vỏ tủ lạnh, cánh cửa, chế độ bảo hành…
1. Chỉ mua tủ của các thương hiệu nổi tiếng

Chọn mua tủ lạnh cũ của các thương hiệu nổi tiếng
Không đủ chi phí để mua một chiếc tủ lạnh mới của các thương hiệu nổi tiếng thì tủ lạnh cũ chính là điều bạn nên nghĩ đến đều tiên. Tuy giá cả có nhỉnh hơn chút so với các loại tủ thông thường nhưng bù lại chất lượng lại không thể chê được.
Các nhãn hiệu tủ lạnh được nhiều người tin dùng trên thị trường hiện nay như Electrolux, Misubishi, Toshiba, Hitachi, Sanyo, LG… Đây đều là các nhãn hàng đã có tên tuổi, chất lượng và nguồn gốc rõ ràng. Hãy chọn những hãng này nếu muốn mua tủ lạnh cũ và nên tránh các thương hiệu không có tên tuổi.
2. Hỏi kỹ về đời máy
Dù đã chọn được một thương hiệu nổi tiếng nhưng nếu không lưu ý đến đời máy thì bạn cũng chẳng bao giờ có được một chiếc tủ lạnh ưng ý.
Thông thường, đời máy tủ lạnh càng thấp, sản xuất từ nhiều năm trước thì khả năng làm lạnh của máy sẽ chậm hoặc kém hơn so với đời cao.
3. Kiểm tra các bộ phận
Đây là thao tác rất quan trọng khi mua tủ lạnh cũ mà ai cũng cần biết.
Kiểm tra vỏ tủ lạnh
Công việc này giúp bạn biết rũ chiếc tủ định mua có bị méo, nứt, biến dạng không. Trường hợp vỏ tủ có những dấu hiệu đó thì không nên mua. Ngoài ra, bạn có thể dùng bút thử điện để kiểm tra vỏ tủ xem có bị rò điện không. Nếu có hiện tượng rò điện thì đây không phải là sản phẩm tốt.
Kiểm tra cánh cửa
Cánh cử tủ nếu không đóng kín thì sẽ thất thoát hơi lạnh gây tốn điện năng. Do vậy, bạn chỉ chọn tủ lạnh khi cánh cửa đóng kín và gioăng cao su còn nguyên vẹn.
Kiểm tra hệ thống nước thải tủ lạnh
Hệ thống nước thải tủ lạnh thường nằm phía sau lưng tủ. Nếu kiểm tra phát hiện chảo đựng nước bị nhỏ giọt thì không nên mua loại tủ này vì nó có thể gây mùi hôi khó chịu và nhiều ảnh hưởng khác.
Kiểm tra vỏ bên trong tủ lạnh có vết rạn nứt, vết ố không.
Kiểm tra bóng đèn bên trong tủ xem có sáng bình thường không.
Kiểm tra hệ thống điều chỉnh nhiệt độ nếu hoạt động bình thường thì nên xem xét để mua.
Kiểm tra khay đựng đồ. Khay đựng đồ lớn, không bị vỡ, nứt sẽ là một chiếc tủ lạnh đáng lưu ý chọn mua.
4. Nên vận hành tủ trước khi mua
Vận hành là một trong những cách kiểm tra tủ lạnh tốt nhất. Vận hành giúp bạn biết được tủ chạy êm không, có tiếng ồn không. Trong quá trình này, bạn cũng cần nhờ cửa hàng kiểm tra gas tủ lạnh.
5. Lưu ý kích thước và dung tích tủ lạnh
Về kích thước, với gia đình có diện tích nhỏ, bạn chỉ nên mua tủ lạnh 1 cánh hoặc 2 cánh. Ngược lại, nếu có một khôn gian rộng lớn thì dòng side by side chính là lựa chọn hàng đầu.
Về dung tích, chọn dugn tích tủ cần dựa vào nhu cầu và số người trong gia đình. Nếu gia đình chỉ có 4 người thì nên chọn loại tủ có dung tích 125 – 150l là phù hợp nhất. Gia đình càng đông người thì chọn loại dung tích càng lớn để bảo quản thực phẩm tốt hơn.
6. Hỏi người bán về chế độ bảo hành
Không chỉ tủ lạnh mới mới có chế độ bảo hành mà các loại cũ cũng cần có chế độ bảo hành. Chỉ mua các sản phẩm có bảo hành và thời gian bảo hành càng lâu càng tốt. Thông thường, các sản phẩm cũ sẽ có bảo hành từ 1-3 tháng hoặc 6 tháng tùy nơi.
7. Chỉ mua tủ lạnh cũ ở địa chỉ uy tín
Tốt hơn hết, khi mua tủ lạnh cũ bạn nên mua từ nguồn người quen sẽ được đảm bảo hơn cả. Trong trường hợp không có người quen thì một trung tâm mua bán đồ đồ tại Hà Nội chính là địa chỉ uy tín mà bạn có thể tin cậy “chọn mặt gửi vàng”. Tuyệt đối tránh mua tủ rao vặt trên mạng không rõ nguồn gốc, chất lượng.
Khi đã mua được một chiếc tủ lạnh ưng ý công việc còn lại của bạn chính là sử dụng tủ như thế nào cho hợp lý. Không biết cách sử dụng thì mua tủ có tốt đến mấy nó cũng trở nên kém hiệu quả.
Lưu ý không thể bảo qua khi sử dụng tủ lạnh
- Để đảm bảo lưu thông không khí làm mát dàn lạnh nên đặt tủ lạnh cách tường 10 cm.
- Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ 1 tháng/ lần để máy hoạt động tốt hơn. Chú ý trước khi vệ sinh cần ngắt nguồn điện.
- Nên cho tủ lạnh nghỉ ngơi 30 phút sau 30 ngày sử dụng liên tục bằng cách vặn nút điều chỉnh về vị trí ON/OFF. Sau đó, cho tủ chạy bình thường.
- Chỉ để lượng thực phầm vừa đủ vào tủ để tủ làm lạnh tốt hơn và không khí lưu thông tốt.
- Hạn chế mở tủ lạnh nhiều lần để tránh bị thất thoát hơi lạnh gây tốn điện, hỏng thực phẩm.
- Tuyệt đối không để đồ ăn nóng vào tủ nếu không muốn tủ bị giảm tuổi thọ.
- Thức ăn nên được vệ sinh sạch sẽ, bọc nilon cẩn thận trước khi đưa vào tủ lạnh để tránh gây mùi hôi…